Hồi ức và Suy nghĩ

This document was uploaded by one of our users. The uploader already confirmed that they had the permission to publish it. If you are author/publisher or own the copyright of this documents, please report to us by using this DMCA report form.

Simply click on the Download Book button.

Yes, Book downloads on Ebookily are 100% Free.

Sometimes the book is free on Amazon As well, so go ahead and hit "Search on Amazon"

Tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ (1920–) lưu chuyển trong nước từ đầu năm 2003. Tác giả nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao, thành viên Đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội nghị Paris (68–73) về Việt Nam. Tập tài liệu này ghi lại nhiều dữ kiện quan trọng về quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa lớn nhỏ, với Hoa Kỳ và khối ASEAN cũng như những tranh chấp trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam. Ghi lại những thông tin nổi cộm về các vấn đề của Việt Nam cận đại sau hơn bốn mươi năm mắt thấy tai nghe – được giữ kín–mật, chưa bao giờ phổ biến – cùng với những suy nghĩ của một cán bộ cộng sản trung kiên, tập hồi ký này sẽ phần nào giúp các nhà quan sát, những người cầm bút, thêm tài liệu phân tích cục diện Việt Nam những năm sau cuộc nội chiến và những tháng ngày trước mặt.

Author(s): Trần Quang Cơ
Edition: 2003
Publisher: Sưu tầm
Year: 2005

Language: Vietnamese
Commentary: decrypted from 1DB31273F9E4650EB6AD6CA4495BCCDD source file
Pages: 194
Tags: history,vietnam,hoi uc va suy nghi,lich su viet nam,lich su,hoi nghi thanh do, van de campuchia,ngoai giao,tran quang co

Hồi Ức và Suy Nghĩ
Trần Quang Cơ
Lời tựa
Hồi ức và Suy nghĩ
Việt Nam trong thập niên 70 của thế kỷ 20
Một nhiệm kỳ đại sứ không tẻ nhạt.
Đại hội “đổi mới”.
CP87 và 3 tầng quan hệ của vấn đề Campuchia.
Từ chống diệt chủng đến “giải pháp đỏ”?
Một bước tự cởi trói: đa dạng hoá đa phương hoá quan hệ .
Trung Quốc uốn mình để thích nghi với thế cực .
Hiệp 1 của Hội nghị quốc tế Pa–ri về Campuchia .
Đặng Tiểu Bình tiếp Kaysone Phomvihan để nói với Việt Nam .
Thuốc đắng nhưng không dã được tật .
BCT đánh giá cuộc đàm phán tháng 6/1990
Một sự chọn lựa thiếu khôn ngoan.
Cuộc gặp cấp cao Việt–Trung tại Thành Đô 3–4/9/90
Thành Đô là thành công hay là thất bại của ta?
Ai là người đáng lý ra phải nhớ dai?
Món nợ Thành Đô.
Những vấn đề về tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại còn có tranh luận
Đại hội VII và cái giá phải trả cho việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc.
Hiệp 2 của Hội nghị quốc tế về Campuchia.
Kết thúc một chặng đường nhưng lịch sử chưa sang trang
Phụ lục
Những thách thức đe dọa an ninh và phát triển của ta có thể xuất xứ từ đâu và dưới những dạng nào?
Nguy cơ lớn nhất và thúc bách nhất đe dọa an ninh và phát triển của ta là từ đâu?
Kiến nghị đối sách
Bảng niên đại
“Cách nào đi đến độc–lập thực–sự – Để vượt thoát được cái vòng kim–cô của Trung–Cộng, Hà–nội cần phải có sự đồng–thuận rộng rãi trong nội–bộ Đảng, nhất là ở cấp Trung–ương và Bộ Chính–trị.  Tài–liệu mật (ký tên Nguyễn Chí Trung) mới tung ra gần đây cũng như Hồi–ký Trần Quang Cơ và những gì ta biết từ Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Đức Tâm nhân kỳ họp Đại–hội Đảng lần thứ IX (vào tháng 4–2001) cho ta thấy là nội–bộ Đảng CSVN, ngay ở chóp bu, cũng đã mất đoàn–kết và Trung–Cộng cũng đã biết để khai thác sự mất đoàn–kết này.  Đảng không còn được dân ủng–hộ như trong thời chiến–tranh, Đảng làm mất lòng tin ngay nơi một bộ–phận đáng kể đảng–viên, những bộ mặt sáng giá đã bị đẩy ra rìa (Võ Nguyên Giáp, Phạm Quế Dương, Bùi Tín, còn những người như Trần Độ thì đã bị cô–lập cho đến lúc chết).  Nói tóm lại, nếu hôm nay hay ngày mai mà Quân–đội Nhân–dân phải ra đương đầu với một thách–đố quân–sự tầm cỡ thì gần như chắc, quân–đội đó đã mất đầu—thiếu lãnh–đạo.”
“Bộ Ngoại Giao – Chẳng hạn, một vài Nguồn tin trong số những người đào ngũ cho thấy rằng những viên chức Bộ Ngoại Giao được giao phó nhiệm vụ liên đới tới vấn đề POW/MIA Hoa Kỳ đều được “tẩy trùng”. Giống như trong trường hợp của Lực lượng đặc nhiệm Pháp trong thời gian Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, việc điều động những cán bộ chính trị VN giàu kinh nghiệm từ Tổng Cục Chính trị sang Bộ Ngoại Giao VN để “xử lý” các tù binh và sau đó tham gia vào những cuộc thương thảo với các nhà ngoại giao HK, cũng đã xảy ra. Trong quá khứ, những cán bộ chính trị như thế của Tổng Cục Chính Trị gồm có các đại tá thâm niên Trần Quang Cơ và Hà Văn Lâu, và về sau cả hai đã trở thành những nhà ngoại giao thực thụ với cấp đại sứ và Thứ trưởng Ngoại giao.”